Giống keo lá tràm , tràm bông vàng giao hàng cả nước
0988868620
- Tên phổ thông : Keo lá tràm, tràm bông vàng, keo lưỡi liềm
- Tên khoa học : Acacia auriculiformis
- Họ thực vật : Đậu – fabaceae
- Nguồn gốc xuất xứ :
- Phân bổ ở Việt Nam : Rộng khắp
v Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 60-80 cm. Phân cành thấp, tán rộng. Thân hình tròn, thẳng.Vỏ cây màu xám đen, nứt dọc, nhỏ, sâu 2-3 mm. Lá đơn nguyên, mọc cách, hình lưỡi hái, màu xanh lục, nhẵn bóng, đầu và gốc lá nhọn, có 6-8 gân hình cung song song.
- Hoa, quả, hạt: Hoa lưỡng tính mọc cụm hình bông đuôi sóc, ở kẽ lá, hoa màu vàng. Quả dẹt, mỏng dài 7-8 cm. Hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa.
- Cây tràm có hoa màu vàng
v Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với: cây ưa sáng, khí hậu nóng, khả năng chịu hạn tốt, chịu rét kém. Nhiệt độ trung bình 24 0C. Đất có độ dày trung bình, khả năng thoát nước tốt, độ pH gần trung tính, hơi chua.
- Cây thường được dùng nhiều trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp, trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu bột giấy. Tràm bông vàng cũng được trồng như là cây cảnh, cây lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ. Gỗ của nó có thể dùng trong sản xuất giấy, đồ gỗ gia dụng và các công cụ.
Cây keo lá tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis A. Cunn. Ex Benth. Người ta còn gọi cây keo lá tràm là cây tràm bông vàng vì lá của nó giống lá tràm và có hoa màu vàng.
Keo lá tràm có thể trồng được trên những vùng có điều kiện đất đai và khí hậu khắc nghiệt. Sau 5- 6 năm trồng, có thể khai thác cây dùng làm nguyên liệu giấy. Với thời gian trồng lâu hơn cây có thể cho gỗ lớn làm vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp.
Thường người ta gieo hạt và tạo cây con trước thời vụ trồng khoảng 2,5 – 3 tháng. Hạtkeo lá tràm được ủ cho “nứt nanh” sau đó gieo vào bầu. Vỏ bầu là túi nilông có kích thước 9 x 12 cm, có đáy hoặc không đáy. Nếu có đấy phải cắt 2 góc dưới hoặc đục 6 – 8 lỗ nhỏ xung quanh để thoát nước. Thành phần hỗn hợp trong bầu: nơi đất bạc màu nghèo dinh dưỡng có thể tạo hỗn hợp gồm 80% đất tầng mặt + 20% phân chuồng hoai. Nơi đất có hàm lượng mùn cao có thể dùng 90% đất tầng mặt + 8 - 9% phân chuồng hoai + 1 – 2% Supe lân.
Làm đất:
Có thể làm đất toàn diện hoặc làm đất cục bộ bằng phương thức cày chảo, sau đó dùng cày ngầm để cày rạch hàng sâu 40 cm, trên các rạch cày ngầm cuốc hố thường có kích thước 30 x 30 x 30 cm.
Lấp hố và bón lót:
Trồng theo phương thức quảng canh cho việc lấp hố phải được hoàn thành trước khi trồng 7 – 10 ngày. Đối với rừng trồng thâm canh, phân bón lót chủ yếu là vô cơ và phân vi sinh. Do vậy việc bón lót phải được tiến hành đồng thời với việc lấp hố. Sau đó phải trồng ngay để tránh việc phân bị rửa trôi. Tùy theo loại đất và điều kiện ở từng vùng có thể bón các loại phân và lượng phân khác nhau. Thường bón phân khoảng 100 – 150 g NPK/hố. Với đất có độ pH nhỏ hơn 4,5 nên bón thêm vôi bột. Nếu dùng phân chuồng có thể bón 0,5 – 2 kg/hố, dùng phân xanh có thể bón 3 – 5 kg/hố. Khi trồng phải bón phân trong hố cho thật đều.
Mật độ trồng:
Tùy theo mục tiêu trồng và điều kiện thâm canh mà lựa chọn mật độ trồng cho thích hợp. Trồng thâm canh cung cấp gỗ nguyên liệu giấy thường mật độ từ 1.600 – 2.000 cây/ha, nhưng thích hợp nhất là mật độ 1.660 cây/ha, cự ly 3 x 2 m (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m).
Thời vụ trồng rừng:
Vùng miền Đông Nam bộ thường trồng vào tháng 5 – 6. Tùy theo điều kiện khí hậu từng nơi và sự thay đổi thời tiết từng năm mà chọn thời điểm trồng vào giai đoạn đầu mùa mưa.
Trồng rừng:
Khi thời tiết bắt đầu có mưa và mưa đã ẩm đất, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ để trồng cây. Trước khi đặt cây vào hố phải đập tơi đất trong hố, đảo đều phân bón lót và lấp đất thêm cho đầy hố. Cuốc một lỗ sâu khoảng 10 – 15 cm giữa hố, dùng dao rạch và tháo bỏ bầu trước khi trồng. Đặt cây thẳng đứng vào hố sao cho mặt trên của bầu đất thấp hơn miệng hố 1 – 2 cm, dùng tay lấp đất bột và ấn chặt xung quanh bầu. Dùng cuốc vun đất xung quanh đầy vào gốc cây.
Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng:
Chăm sóc: cây non mới trồng còn yếu ớt chưa quen với môi trường mới, một số cây có thể bị chết nên sau khi trồng 3 – 4 tuần phải tiến hành chăm sóc lần 1, chủ yếu là vun gốc và trồng dặm. Cây con trồng dặm phải là cây trồng chính được dự trữ ở vườn ươm, hoàn toàn khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn và không bị sâu bệnh, sức sinh trưởng tốt. Cũng cần thay thế ngay những cây còn sống nhưng có sức sinh trưởng kém. Chăm sóc lần 2 được thực hiện vào giữa mùa mưa, vì lúc này cỏ dại có thể sinh trưởng rất nhanh lấn át cây trồng. Lần 3 được thực hiện vào đầu mùa khô nhằm loại trừ cỏ dại, dây leo và cây bụi xâm lấn, công việc này còn có ý nghĩa phòng chống cháy. Đồng thời tiến hành tỉa nhánh để hạn chế tiết diện thoát hơi nước qua bề mặt lá trong mùa khô.
Năm thứ hai cũng chăm sóc ba lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa và lần 3 vào đầu mùa khô. Lần 1 chủ yếu là phát dọn thực bì, dọn cỏ, xới xáo và vun gốc. Loại phân dùng để bón thúc là phân vô cơ và phân vi sinh. Thời gian bón thúc vào đầu mùa mưa. Lượng phân bón thúc như bón lót. Cách bón: rắc đều phân xung quanh gốc cây, cách gốc cây một khoảng đúng bằng bán kính của tán cây, sau đó xới xáo cho phân trộn lẫn trong lớp đất mặt. Ở những nơi địa hình cho phép có thể dùng cày chảo để cày chăm sóc giữa hai hàng cây. Lần thứ hai và lần thứ ba chăm sóc tương tự như năm thứ nhất.
Năm thứ ba: chăm sóc 2 lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào đầu mùa khô. Chăm sóc lần 1 tương tự như lần 1 năm thứ 2, nếu có điều kiện lượng phân bón thúc có thể tăng từ 1,2 – 1,5 lần so với khi bón lót. Lần hai cũng chăm sóc tương tự như lần 3 của năm thứ hai.
Năm thứ tư: chỉ chăm sóc một lần vào cuối mùa mưa hoặc đầu mùa khô. Công việc chủ yếu là phát dọn thực bì, dây leo, cây bụi chèn ép, tỉa cành nhánh, xới xáo quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây, phòng chống cháy rừng....
Keo lá tràm có thể trồng được trên những vùng có điều kiện đất đai và khí hậu khắc nghiệt. Sau 5- 6 năm trồng, có thể khai thác cây dùng làm nguyên liệu giấy. Với thời gian trồng lâu hơn cây có thể cho gỗ lớn làm vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp.
Thường người ta gieo hạt và tạo cây con trước thời vụ trồng khoảng 2,5 – 3 tháng. Hạtkeo lá tràm được ủ cho “nứt nanh” sau đó gieo vào bầu. Vỏ bầu là túi nilông có kích thước 9 x 12 cm, có đáy hoặc không đáy. Nếu có đấy phải cắt 2 góc dưới hoặc đục 6 – 8 lỗ nhỏ xung quanh để thoát nước. Thành phần hỗn hợp trong bầu: nơi đất bạc màu nghèo dinh dưỡng có thể tạo hỗn hợp gồm 80% đất tầng mặt + 20% phân chuồng hoai. Nơi đất có hàm lượng mùn cao có thể dùng 90% đất tầng mặt + 8 - 9% phân chuồng hoai + 1 – 2% Supe lân.
Làm đất:
Có thể làm đất toàn diện hoặc làm đất cục bộ bằng phương thức cày chảo, sau đó dùng cày ngầm để cày rạch hàng sâu 40 cm, trên các rạch cày ngầm cuốc hố thường có kích thước 30 x 30 x 30 cm.
Lấp hố và bón lót:
Trồng theo phương thức quảng canh cho việc lấp hố phải được hoàn thành trước khi trồng 7 – 10 ngày. Đối với rừng trồng thâm canh, phân bón lót chủ yếu là vô cơ và phân vi sinh. Do vậy việc bón lót phải được tiến hành đồng thời với việc lấp hố. Sau đó phải trồng ngay để tránh việc phân bị rửa trôi. Tùy theo loại đất và điều kiện ở từng vùng có thể bón các loại phân và lượng phân khác nhau. Thường bón phân khoảng 100 – 150 g NPK/hố. Với đất có độ pH nhỏ hơn 4,5 nên bón thêm vôi bột. Nếu dùng phân chuồng có thể bón 0,5 – 2 kg/hố, dùng phân xanh có thể bón 3 – 5 kg/hố. Khi trồng phải bón phân trong hố cho thật đều.
Mật độ trồng:
Tùy theo mục tiêu trồng và điều kiện thâm canh mà lựa chọn mật độ trồng cho thích hợp. Trồng thâm canh cung cấp gỗ nguyên liệu giấy thường mật độ từ 1.600 – 2.000 cây/ha, nhưng thích hợp nhất là mật độ 1.660 cây/ha, cự ly 3 x 2 m (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m).
Thời vụ trồng rừng:
Vùng miền Đông Nam bộ thường trồng vào tháng 5 – 6. Tùy theo điều kiện khí hậu từng nơi và sự thay đổi thời tiết từng năm mà chọn thời điểm trồng vào giai đoạn đầu mùa mưa.
Trồng rừng:
Khi thời tiết bắt đầu có mưa và mưa đã ẩm đất, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ để trồng cây. Trước khi đặt cây vào hố phải đập tơi đất trong hố, đảo đều phân bón lót và lấp đất thêm cho đầy hố. Cuốc một lỗ sâu khoảng 10 – 15 cm giữa hố, dùng dao rạch và tháo bỏ bầu trước khi trồng. Đặt cây thẳng đứng vào hố sao cho mặt trên của bầu đất thấp hơn miệng hố 1 – 2 cm, dùng tay lấp đất bột và ấn chặt xung quanh bầu. Dùng cuốc vun đất xung quanh đầy vào gốc cây.
Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng:
Chăm sóc: cây non mới trồng còn yếu ớt chưa quen với môi trường mới, một số cây có thể bị chết nên sau khi trồng 3 – 4 tuần phải tiến hành chăm sóc lần 1, chủ yếu là vun gốc và trồng dặm. Cây con trồng dặm phải là cây trồng chính được dự trữ ở vườn ươm, hoàn toàn khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn và không bị sâu bệnh, sức sinh trưởng tốt. Cũng cần thay thế ngay những cây còn sống nhưng có sức sinh trưởng kém. Chăm sóc lần 2 được thực hiện vào giữa mùa mưa, vì lúc này cỏ dại có thể sinh trưởng rất nhanh lấn át cây trồng. Lần 3 được thực hiện vào đầu mùa khô nhằm loại trừ cỏ dại, dây leo và cây bụi xâm lấn, công việc này còn có ý nghĩa phòng chống cháy. Đồng thời tiến hành tỉa nhánh để hạn chế tiết diện thoát hơi nước qua bề mặt lá trong mùa khô.
Năm thứ hai cũng chăm sóc ba lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa và lần 3 vào đầu mùa khô. Lần 1 chủ yếu là phát dọn thực bì, dọn cỏ, xới xáo và vun gốc. Loại phân dùng để bón thúc là phân vô cơ và phân vi sinh. Thời gian bón thúc vào đầu mùa mưa. Lượng phân bón thúc như bón lót. Cách bón: rắc đều phân xung quanh gốc cây, cách gốc cây một khoảng đúng bằng bán kính của tán cây, sau đó xới xáo cho phân trộn lẫn trong lớp đất mặt. Ở những nơi địa hình cho phép có thể dùng cày chảo để cày chăm sóc giữa hai hàng cây. Lần thứ hai và lần thứ ba chăm sóc tương tự như năm thứ nhất.
Năm thứ ba: chăm sóc 2 lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào đầu mùa khô. Chăm sóc lần 1 tương tự như lần 1 năm thứ 2, nếu có điều kiện lượng phân bón thúc có thể tăng từ 1,2 – 1,5 lần so với khi bón lót. Lần hai cũng chăm sóc tương tự như lần 3 của năm thứ hai.
Năm thứ tư: chỉ chăm sóc một lần vào cuối mùa mưa hoặc đầu mùa khô. Công việc chủ yếu là phát dọn thực bì, dây leo, cây bụi chèn ép, tỉa cành nhánh, xới xáo quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây, phòng chống cháy rừng....
Cây giống keo lá tràm tại vườn ươm
Tác giả: KS. Lê Dự.
Giống keo lá tràm , tràm bông vàng giao hàng cả nước
Thế Giới Cây Giống . since 1993
-- 20 năm tuyển chọ giống cây trồng --
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét